Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus - VnExpress Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog
VnExpress
   

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus

Những câu hỏi về Covid-19
Khi hệ miễn dịch và virus chiến đấu, cơ thể có biểu hiện bị sốt, sưng tấy vùng tổn thương... nhằm làm chậm tốc độ sinh sản của virus.

BTV: Thuỳ Ngân

Nhịp sống Thứ tư, 1/4/2020, 06:00 (GMT+7)

 

'Người vận chuyển' bất đắc dĩ của khu cách ly

Chiều 21/3, bảo vệ Trịnh Văn Lãm vừa nhận ca trực ở tháp A2, chung cư The Gold View, quận 4. Vốn là một nhân viên kho, vừa nhận công việc mới này được bốn hôm nên với Lãm mọi thứ vẫn còn khá lạ lẫm, thậm chí các lối lại còn chưa thuộc hết. Bỗng nhiên, một đoàn xe công an, xe chữ thập hú còi vượt qua cổng chung cư. Mọi người túa ra, hối hả. Lãm còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì một rào chắn đã được dựng lên cách anh chỉ chừng trăm mét. Thang máy ngừng hoạt động. Lực lượng công an lập tức kiểm soát và ngăn những cư dân kéo vali tìm cách rời tòa nhà. Lệnh phong tỏa tòa tháp A1 được công bố.

Đến lúc này Lãm mới biết, bên tháp A1 có hai ca dương tính với nCoV. Một anh công an tiến đến vỗ vai đề nghị hỗ trợ, anh giật mình, chợt nghĩ: "Không lẽ số mình xui vậy?".

Hôm đó Lãm ở lại hỗ trợ lực lượng chức năng đến nửa đêm.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Trở về nhà mệt nhoài, vợ anh đón từ cửa với vẻ mặt lo lắng. "Dù gì cũng mới làm mấy ngày, hay anh nghỉ việc đi", chị Thái Thị Kiều Trinh nói. Mối lo lớn nhất của chị là chồng có thể lây nhiễm Covid-19. Đêm đó, Lãm nằm suy tính rất lâu rồi quyết định "Công việc của mình là tháp A2. Ở đó vẫn an toàn".

Sáng hôm sau, vừa vào đến cổng chung cư, đập vào mắt anh là hàng chục shipper và người thân của các cư dân vận chuyển đồ tiếp tế đến. Khu vực bị Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog phong tỏa nên họ chỉ có thể đứng ngoài. Những cú điện thoại trong gọi ra, ngoài gọi vào với đủ sự hối hả và sốt ruột nhưng không ai biết cách nào để người bên trong nhận được đồ.

Lãm xung phong nhận chuyển đồ lên từng phòng. "Ai cũng sợ nguy hiểm, mình không làm thì ai làm", anh nghĩ bụng. Vậy là sáng hôm đó, anh bảo vệ của tháp A2 "được" chuyển sang tháp A1. Những xe hàng chất đầy liên tục đổ bộ xuống cổng chung cư, Lãm bấm thang máy, đẩy xe ngước nhìn số căn hộ rồi lục tìm hàng hóa trong xe đẩy. Cứ thế, anh gõ cửa từng nhà giao đồ.

Ngày đầu bị phong tỏa, bảo vệ Trịnh Văn Lãm tăng ca đến 22h. Khi cởi bộ đồ bảo hộ ra, mồ hôi ướt đẫm như tắm. Sau một đêm, hai bàn chân xuất hiện mười mụn nước to, sưng tấy, mỗi bước đi là một bước đau nhói. Anh lấy kim đâm thủng mụn nước, bôi thuốc rồi xỏ giày, tiếp tục đến chung cư làm việc. Hôm ấy, có những lúc Lãm tưởng như nhấc không nổi vì đau rát, nhưng nhìn những phần cháo nóng hổi cứ nguội dần, anh lại tự nhủ: "Người ta đang cần thì mình giúp thôi". Nhiều bảo vệ ở đây từ chối công việc này.

Bị cách ly nhưng có một căn hộ, mỗi ngày đều đặt mua trà sữa 4-5 lần. "Tôi chuyển đến nhà này riết thấy quen mặt, đang cách ly họ có thể nghĩ đến việc hạn chế một chút", anh nói.

Anh Nguyễn Lê Quang Hội, tổ trưởng tổ dân phố ở tháp A1, kể: "Những ngày đầu cư dân được tiếp tế và đặt đồ ăn online rất nhiều khiến anh Lãm bận rộn cả ngày, thậm chí là tăng ca. Tôi đã có nhắc nhở chỉ nên mua những thứ cần thiết, đồ ăn vặt nên bớt lại".

Vì có sự nhắc nhở của anh Hội, nên khoảng 5 ngày nay, Lãm không phải làm tăng ca đến 22h nữa. Anh được về nhà lúc 19h.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Mặc dù đã được cán bộ y tế phường hướng dẫn mặc đồ bảo hộ, rửa tay thường xuyên nhưng Lãm vẫn sợ ảnh hưởng đến vợ con. Anh định ở lại chung cư đến khi thời hạn phong tỏa, nhưng không yên tâm để vợ con ở nhà trọ hàng đêm. Vậy là mỗi tối về nhà Lãm tắm rửa thật kỹ, tự giặt quần áo của mình. "Từ hôm đó, hai mẹ con ngủ một góc, ảnh nằm một góc", chị Kiều Trinh nói.

Ngày thứ tư ở trong nhà, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Lan (42 tuổi), sống ở tầng 18 đã hết thực phẩm dự trữ. 8h15 sáng, người thân nhắn tin báo đồ đã được gửi cho bảo vệ nhưng đến 9h30 chị Lan mới nhận được hàng. Giao túi đồ tận tay, Lãm xin lỗi vì mình giao đồ đến trễ khiến chị chờ lâu. "Tôi chưa kịp cám ơn thì bất ngờ khi anh ấy nói xin lỗi, anh ấy đâu có lỗi gì, chẳng phải vì tôi mà anh ấy phải làm thêm việc sao?", chị Lan tự hỏi.

Sau những ngày "sống chậm", chị thấy việc mình ở lại là đúng đắn dù khoảnh khắc nghe tiếng cửa thông tầng đóng sầm lại để phong tỏa, chị Lan đã hối hận tại mình không đi khỏi đây như nhiều người khác.

"Suốt gần 20 năm ở qua ba cái chung cư, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ nhất về tình người hoạn nạn có nhau, từ chính quyền địa phương đến anh bảo vệ", chị Lan nói.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1 , quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1, quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ở tầng 29, căn hộ của anh Trần Gia Toàn cách căn hộ của hai người nước ngoài nhiễm bệnh chỉ vài bước chân, mấy hôm nay hạn chế mở cửa. Vợ anh, chị Phạm Thị Ngọc Hà đang mang thai tuần thứ 38.

Tuy đang ở những ngày cuối thai kỳ, nhưng mấy ngày nay, chị Hà vẫn ăn những phần cơm của phường phát đều đặn mỗi ngày hai bữa. "Cơm ngon, canh nóng với nhiều món đầy đủ dinh dưỡng nên gia đình cảm thấy rất yên tâm", anh Toàn nói.

Vì lệnh phong tỏa bất ngờ nên ngày đầu tiên, vợ chồng anh Toàn phải cầu cứu bà ngoại gửi một túi rau lớn vào. Kể từ đó đến nay, gia đình anh không đặt thứ gì qua mạng bởi thấy hài lòng với sự chăm lo của chính quyền địa phương. Hơn nữa, anh Toàn không muốn làm phiền quá nhiều đến "shipper Lãm".

12h30, Lãm ráng nhấc chân giao nốt một hộp cháo cho một cư dân ở tầng 22. Đồ ăn nóng đựng trong hộp xốp hay những cốc cà phê đá, thường được lãm ưu tiên giao trước. "Những thứ như vậy nếu giao trễ chừng 10 phút thôi thì không còn ngon nữa", anh giải thích rồi đẩy chiếc xe lăn bánh.

Mong ước của Lãm là chung cư này không có ai bị nhiễm bệnh nữa. "Nếu không tôi và vợ con là những người tiếp theo bị cách ly", anh kéo khẩu trang thở dốc, trước mặt anh, những túi đồ mới lại được giao đến.

Diệp Phan

Đánh nhân viên bệnh viện vì chuyện khẩu trang

Khoảng 23h ngày 30/3, một chiếc ôtô đưa người đến cấp cứu do tai nạn giao thông tại Trung tâm cấp cứu chống độc, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương. Ba nam thanh niên và một bệnh nhân ra khỏi xe, tất cả không đeo khẩu trang nên bị nhân viên an ninh của bệnh viện nhắc nhở.

Toàn bộ vụ việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Sự việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Nhân viên Nguyễn Phi Long bị một người trong nhóm chửi bới, xô ngã và liên tục đấm vào mặt, vào đầu.

Khi đội an ninh của bệnh viện cùng nam tài xế đi cùng vào can ngăn, người này mới dừng lại và ngay lập tức bị đưa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ra khỏi bệnh viện. Hành vi của anh ta khiến anh Long thâm tím vùng mắt và sưng nề vùng mặt.

Nhà chức trách Phú Thọ đang điều tra sự việc.

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Thủ tướng chỉ đạo từ ngày 16/3, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trao đổi với VnExpress về các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp khi Covid-19 đang bùng phát.

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, theo tôi đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp có thể không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động có thể nên điều chỉnh lại, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Về đề xuất gói an sinh xã hội Chính phủ mới đề cập để hỗ trợ người nghèo, người mất việc, theo tôi là phù hợp và cũng không lo ngại lạm phát khi lượng tiền này được đưa vào lưu thông.

Với mặt hàng lương thực, thực phẩm, hiện Chính phủ làm tốt việc cân đối cung – cầu. Tình trạng làm giá, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đầu cơ chưa xảy ra, tâm lý người tiêu dùng khá ổn định kể từ khi dịch bùng phát. Tháng 3 vừa qua, giá lương thực có tăng, nhưng giá thực phẩm lại giảm một chút.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, lý tưởng nhất là chúng ta có thể có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Nhà máy, phân xưởng vẫn hoạt động sản xuất, nên không thể dừng hoạt động kinh doanh. Vì dừng kinh doanh thì hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Tuy nhiên, tôi hiểu điều này rất khó trong bối cảnh ưu tiên chống dịch hiện nay.

Giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Tiếp đến, nên quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo hạn chế sự phá sản hàng loạt?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Hiện, không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy là không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Trẻ em có thể là nguồn lây truyền nCoV tiềm tàng

Nghiên cứu được Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thực hiện bởi nhóm chuyên gia tỉnh Chiết Giang, đứng đầu là Song Qifa, thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba, và Chen Dong thuộc Bệnh viện Trung ương Ôn Châu, đăng tải trên tạp chí Lancet ngày 25/3.

Các nhà khoa học phân tích dữ liệu sức khỏe của 36 bệnh nhi Covid-19, độ tuổi từ một đến 16, kể từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Trong đó 7 trường hợp biểu hiện triệu chứng hô hấp nhẹ, không có ca nào nghiêm trọng. Trẻ em từ hai thành phố Ôn Châu và Ninh Ba chiếm 5% tổng số ca bệnh. Tất cả đều đã tiếp xúc gần với thành viên gia đình mắc Covid-19 hoặc từng tới ổ dịch.

Nghiên cứu chỉ ra rằng so với bệnh nhân trưởng thành, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như ho, sốt và viêm phổi ở trẻ em ít nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn nhiều so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

"nCoV ít ảnh hưởng đến trẻ em. Covid-19 truyền nhiễm mạnh nhưng lại không biểu hiện nhiều ở trẻ nhỏ", các nhà khoa học cho biết.

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Song lượng lớn bệnh nhi không triệu chứng và không có thông tin dịch tễ rõ ràng làm tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, trở thành thách thức đối với hệ thống y tế của các quốc gia.

"Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ em dễ bị nhiễm bệnh, nhưng không được chú ý. Điều này có thể thúc đẩy khả năng truyền nhiễm của virus", hai chuyên gia y tế người Canada là Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định.

Họ cũng cảnh báo, cần tìm hiểu thêm về vai trò của trẻ trong chuỗi lây truyền virus, đồng thời cho rằng các nước nên cân nhắc đến yếu tố này khi hoạch định chính sách khống chế đại dịch và bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu độc lập khác công bố trên Tạp chí Y học New England cho ra kết quả tương tự. Trong số 171 trẻ em tại Vũ Hán, 15,8% không có triệu chứng hoặc không biểu hiện ngay lập tức.

Phân tích thực hiện ở thành phố Vũ Hán bởi các nhà khoa học Bắc Kinh và Hong Kong cũng chỉ ra rằng: "Bệnh nhân không có triệu chứng không phải điều quá hiếm gặp. Việc xác định khả năng lây nhiễm của những người này là tương đối quan trọng trong phát triển hướng dẫn điều trị và kiểm soát đại dịch".

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại việc đóng cửa trường học sẽ ảnh hưởng tới những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến.

Tại Trung Quốc, các cha mẹ có nhiều luồng quan điểm khi nhắc tới vấn đề này.

Xu Zhen, phụ huynh của một bé gái 11 tuổi sinh sống tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô, cho rằng nguy cơ lây nhiễm thấp dù trường học mở cửa trở lại vào tháng tới.

"Thành phố của tôi không có bệnh nhân mới trong nhiều tuần liền, cũng chưa báo cáo ca bệnh nào từ nước ngoài. Tôi nghĩ tình hình đang được kiểm soát", cô nói.

Đối với Shen Juan, giờ vẫn còn quá sớm để con trai 7 tuổi của cô nhập học, bởi dịch bệnh diễn biến khó lường. Ủy ban y tế của thành phố Bắc Kinh cho biết gần 95% trường hợp đã hồi phục. Song gần đây số ca bệnh tới từ nước ngoài gia tăng.

Ngày 30/3, Trung Quốc không ghi nhận ca dương tính mới. Tổng số bệnh nhân từ đầu mùa dịch của nước này là hơn 81.000. Trong đó khoảng 75.000 người đã được điều trị thành công.

Thục Linh (Theo SCMP )

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê”

Năm 2019, dạo quanh các diễn đàn của giới trẻ Hàn Quốc, món bánh dừa nướng Quảng Nam của Việt Nam xuất hiện khắp nơi. Người người thi mua thử rồi viết bài review, thậm chí còn nhờ người sang Việt Nam xách tay về để kịp ăn và check-in bắt trend.

Bánh dừa nướng đã làm mưa làm gió tại Hàn Quốc năm ngoái, với tên gọi 베트남코코넛과자 (đồ ngọt từ dừa của Việt Nam). Loại bánh được giới trẻ Hàn khen ngợi vì hương vị ngọt đậm, ăn lại giòn và rất thơm hương dừa.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 1.
Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 2.

Nhiều người trẻ Hàn tìm mua bánh dừa để thử và review hồi năm ngoái.

Những tưởng “trend nào rồi cũng qua đi”, nhưng không, bánh dừa nướng vẫn âm ỉ “chinh phục” người Hàn Quốc. Mới đây loại bánh này lại tiếp tục gây sốt khi nữ idol Somin (KARD) đã ăn bánh dừa nướng, còn giơ lên khoe trong vlog của mình. Trước đó, thành viên Choi Yoojung của Weki Meki cũng đã chia sẻ hình ảnh bánh dừa nướng Quảng Nam trên story Instagram.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 3.
Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 4.

Somin (KARD) khoe bánh dừa nướng Việt Nam trong vlog mới nhất.

Sau khi thông tin về hai idol Hàn Quốc lại “lăng xê” món bánh dừa nướng Quảng Nam được chia sẻ trong một hội nhóm Kpop ở Việt Nam, nhiều V-netizen đã bày tỏ sự hào hứng và comment nhiều thông tin thú vị:

- “Bánh dừa đợt trước hot bên Hàn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lắm, bạn mình còn nhờ mua rồi mang sang (mình là du học sinh). Mình mang thừa bán cho mấy bạn cùng khu nhà mua luôn cơ”.

- “Đến sao Hàn cũng mê món bánh này rồi. Những người con Quảng Nam ơi điểm danh nào!”.

- “Bánh này ngon lắm luôn, mà nó siêu ngọt, ăn dính hết răng, người Hàn mê đồ ngọt nhỉ”.

- “Chỗ mình chẳng thấy bán bao giờ, vậy mà các bạn Hàn Quốc còn ăn trước cả mình. Xấu hổ quá.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 5.

Đúng là nhân sinh quan của mỗi quốc gia mỗi khác nhau. Người Việt thì mê sữa chuối, rong biển sấy Hàn Quốc, người Hàn thì lại mê những món ăn vặt như bánh dừa nướng Việt Nam.

Nguồn: K Crush Động.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times

Năm cách nuôi dạy trẻ hướng ngoại

1. Phát triển tương tác xã hội

Nếu muốn con hướng ngoại, cha mẹ cần tạo điều kiện để con tham gia nhiều tương tác xã hội, được vui chơi, trò chuyện cùng những đứa trẻ khác. Các chuyên gia tâm lý về trẻ em khuyên phụ huynh nên cho con tham gia hoạt động có cấu trúc (được lên kế hoạch bởi người lớn) hoặc hoạt động phi cấu trúc (hoạt động tự do, thường do trẻ làm chủ).

Trong hoạt động phi cấu trúc, trẻ có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, học cách quản lý nhóm. Ngược lại, tham gia hoạt động có cấu trúc, trẻ sẽ khó nghe theo hướng dẫn của người khác nhưng đây là cách giúp các em hiểu rằng quy tắc là một phần của cuộc sống. Dù có khả năng lãnh đạo, các em cũng phải làm theo những quy tắc duy trì trật tự nhất định.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục để giải tỏa năng lượng. Sân chơi, trung tâm thể thao, câu lạc bộ tại trường học có thể là những khu vực giải trí an toàn, lành mạnh.

2. Trau dồi kỹ năng xã hội

Những đứa trẻ hướng ngoại có thể rất thân thiện với mọi người xung quanh. Bằng chứng là chúng xung phong được giới thiệu bản thân hoặc nhận trách nhiệm lãnh đạo nhóm nhưng có thể thiếu kỹ năng học tập xã hội vì mải nghĩ về bản thân. Trẻ có thể tỏ ra hung dữ, khó chịu khi thấy bạn hướng nội không phản ứng với hoạt động nhóm.

Một trong những vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con về sự sẻ chia, đồng cảm với người khác, hiểu cách hành vi của chúng tác động đến người khác. Chẳng hạn, con kêu gọi bạn bè tẩy chay một người bạn khác, bạn phải can thiệp ngay lập tức và giúp con nhận ra giá trị của tình bạn, tinh thần đoàn kết. Dù con bạn nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nhóm, hãy luôn dạy rằng: "Chia sẻ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Con hãy giúp đỡ, để ý đến những bạn khác trong nhóm".

Ảnh: Istock.

Ảnh: Istock.

3. Công nhận điểm mạnh của trẻ

Trẻ hướng ngoại có sự tự tin cao hơn những đứa em khác, đây là một trong những ưu điểm. Nếu chứng kiến sự mạnh mẽ của con, bạn đừng ngại khen ngợi để duy trì động lực nhưng không để các em nảy sinh thói tự kiêu.

4. Tôn trọng sự khác biệt

Không chỉ công nhận ưu điểm của trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của bạn bè xung quanh. Ví dụ, trong nhóm có những em tính cách hướng nội, thường tỏ ra rụt rè, ít nói. Những đứa trẻ hướng ngoại cho rằng bạn hướng nội là người không thân thiện nên xa lánh hoặc phớt lờ. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng và bao dung với người khác.

Dù trẻ thích chơi với những người có tính Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cách hướng ngoại như mình, bạn hãy khuyến khích con làm quen, mở lòng với những bạn hướng nội.

Mục tiêu của việc này không phải để chứng minh con bạn là người giỏi hòa đồng mà khiến con tôn trọng sự khác biệt trong tính cách của mọi người. Tất cả trẻ em lớn lên và phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách tương tác, học hỏi và thừa nhận những tính cách khác nhau.

5. An toàn là ưu tiên hàng đầu

Trẻ em được dạy phải giữ an toàn cho bản thân nhưng trẻ hướng ngoại thường có xu hướng "thu hút" sự nguy hiểm vì bản tính thích khám phá và không ngại dấn thân. Những đứa trẻ hướng ngoại luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và người khác có thể coi đây là điểm yếu để lợi dụng trẻ làm việc nguy hiểm thay cho mình như bắt nạt bạn bè, chơi trò mạo hiểm. Ngoài ra, vì tính cách thân thiện, hòa đồng, các em có thể kết giao với những người bạn xấu hoặc người lạ.

Là cha mẹ của trẻ hướng ngoại, bạn nên chú ý đến ranh giới giữa an toàn và phát huy tính cách. Hướng dẫn con cách đánh giá hoặc chọn bạn bè để chơi, cảnh giác trước nguy hiểm và cân nhắc khi tham gia hoạt động nguy hiểm.

Tú Anh (Theo She Knows )

Đội phản ứng nhanh chống dịch

Người gọi là một phụ nữ 27 tuổi, sốt, khó thở hai hôm nay. Trước đó cô chăm bố ốm tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

"Người này vừa có dấu hiệu lâm sàng, vừa có dịch tễ. Chúng tôi xử lý như một ca nghi nhiễm nCoV", bác sĩ Hồng, 30 tuổi, phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, nói.

Hơn chục phút sau, xe dừng trước một toà chung cư ở phường Trung Hoà. Toàn "đội cực nhanh" trong trang phục bảo hộ kín mít hối hả xuống xe và tiếp cận căn hộ có người nghi nhiễm. Chọn chỗ ngồi chéo với bệnh nhân, bác sĩ Hồng trấn an: "Chị cứ bình tĩnh, không cần quá lo lắng vì không phải cứ tiếp xúc với bệnh nhân là lây nhiễm". Cô dần bình tĩnh, sau một tiếng thì xâu chuỗi được đầy đủ lịch trình "đã đi đâu, làm gì, gặp những ai".

Khép phiếu điều tra dịch tễ kín hai mặt giấy, bác sĩ Hồng nhìn sang những đồng nghiệp, gật đầu. Bước tiếp theo là của kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Hải Linh với nhiệm vụ lấy dịch hầu họng của người nghi nhiễm trước khi chuyển người này ra xe đến bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Cán bộ xử lý môi trường Lưu Danh Nhẫn phun khử trùng khắp căn hộ hơn 60 m2, mọi vật dụng trong nhà và khu vực ngoại cảnh. Chỉ có tiếng va chạm đồ đạc, ít khi có tiếng nói. Khi công việc kết thúc, cả đội mới rút quân. Sau lưng họ là khu chung cư im lìm, lúc 2 giờ sáng ngày 27/3.

Hồng, Nhẫn, Linh là 3 thành viên chủ lực trong đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có thành viên làm nhiệm vụ hậu cần và lái xe. Toàn thành phố Hà Nội có 65 đội phản ứng nhanh, trong đó quận Cầu Giấy có hai đội với tổng số trên 20 thành viên.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 7/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 27/3. Ảnh: Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Danh Nhẫn.

Năm năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, bác sĩ Hồng nắm rõ địa bàn 8 phường, 285.000 dân này còn hơn cả con xóm nhỏ quê Thái Bình của mình. Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn, mật độ dân cư cao và tập trung rất đông người thuê trọ - một trong các lý do khiến cuộc chiến chống Covid-19 tại đây căng thẳng.

"Phát súng đầu tiên" báo hiệu trận chiến của đội phản ứng nhanh Cầu Giấy nổ từ mùng 4 Tết, khi có một nghiên cứu sinh trở về từ Vũ Hán có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Từ 3h chiều, bác sĩ Hồng cùng đồng nghiệp đến nơi ở của bệnh nhân trên đường Trần Quý Kiên khai thác dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần để cách ly, phun khử trùng. Đội hoàn tất các công việc khi đồng hồ đã sang ngày mùng 5 Tết.

Kể từ lúc đó anh bị cuốn vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc". Trong tháng 2, đội rà soát những công dân trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sang đầu tháng 3, khi có bệnh nhân dương tính đầu tiên ở Hà Nội, đội lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tất các những người từ nước ngoài về. Từ 26/3, đội nhận thêm nhiệm vụ mới là rà soát, lấy mẫu, cách ly tất cả các bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và những người ra vào Bệnh viện Bạch Mai.

"Thời gian trước chúng ta chủ yếu chống dịch từ bên ngoài. Giai đoạn này khó khăn hơn vì đã có ổ dịch từ bên trong", bác sĩ Hồng nói.

Sau giấc ngủ chỉ dài 3 tiếng, sáng sớm 27/3 anh Hồng cùng đội đã có mặt ở Nhà sinh hoạt tổ 30 phường Trung Hoà lấy mẫu dịch tễ. Hơn 1h chiều cả đội mới ăn bữa trưa, ngay sau đó lại tiếp tục công việc tới 8h tối. Lịch trình này vẫn "căng" vào hai ngày cuối tuần qua. Đến nay hai đội đã sàng lọc được 55 trường hợp từng khám chữa bệnh và 310 người qua lại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhà ở Ngã Tư Sở, chỉ cách 15 phút chạy xe, nhưng từ 6/3 bác sĩ Hồng cắm chốt tại cơ quan trực chiến. Anh đã quen với việc sang chiều mới ăn trưa, sang ngày hôm sau mới ăn cơm tối. Triền miên là những đêm chỉ ngủ được từ 3 đến 6 tiếng. "Mệt nhưng cũng không ngủ được. Lo lắng nên trong lòng cứ bồn chồn, không yên tâm", anh bộc bạch.

Đặt lưng xuống là anh nghĩ đến những người hôm nay tiếp xúc, lo kết quả của họ ngày mai. Nên ngay khi có kết quả xét nghiệm dù đêm muộn thế nào anh cũng báo cho bệnh nhân. Hồng nhớ một bác soát vé ở một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô từng tiếp xúc với bệnh nhân người Anh dương tính, đi chuyến bay VN54 hồi đầu tháng 3. Thời điểm phát hiện đã gần một tuần kể từ ngày tiếp xúc và trong thời gian này bác soát vé đã gặp gỡ cả trăm người. Bệnh nhân hoảng sợ không nhớ được lịch trình. Bác sĩ Hồng vừa phải động viên, trấn an, vừa khai thác thông tin, sau 2 ngày mới truy hết được các "F".

Thời khắc nhận kết quả âm tính của người này, trong đầu nam bác sĩ như "có pháo hoa nở". Cuộc gọi được kết nối ngay trong đêm. "Bác ấy cảm ơn rối rít, nhưng thực ra tôi mới phải nói lời cảm ơn. Nhờ kết quả những người âm tính như bác ấy mà tôi thấy được tiếp thêm sức mạnh", anh chia sẻ.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho người vợ mới cưới cảm ơn vì giỏ hoa quả vợ gửi shipper mang đến trong tối 17/3. Ảnh: Phan Dương.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho vợ cảm ơn vì giỏ hoa quả gửi shipper mang đến trong tối 17/3 và cho biết sẽ không về nhà trong 2 tuần tới. "Anh muốn dành toàn lực cho cuộc chiến", Hồng nói với người vợ mới cưới. Ảnh: Phan Dương.

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, đôi mắt kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh, 28 tuổi trũng sâu, chiếc áo blouse trắng ướt sũng vì mồ hôi. Trời hôm 27/3 nắng và oi, Linh lấy mẫu xét nghiệm của những người từ nước ngoài về và người liên quan Bệnh viện Bạch Mai suốt 12 tiếng, chỉ có một tiếng nghỉ trưa.

Phải đứng thời gian dài trong bộ bảo hộ kín và không được uống nước nên gần cuối giờ làm việc đôi chân anh như muốn rã ra. Nhưng cảm giác này vẫn chưa là gì với cơn đau nhức ở vành tai và vùng mắt vì kính và khẩu trang thít chặt. Mỗi lúc nằm xuống cả vùng da đầu đau buốt.

"Vì thiếu không khí và mất nước nên lúc cởi bỏ khẩu trang trông mặt ai cũng ỉu xìu như đang buồn lắm", chàng kỹ thuật viên trẻ phân trần. Mươi phút sau khi uống cạn chai nước 500 ml, rồi ngửa mặt hít một hơi dài, anh dần tươi tỉnh.

Trong đội phản ứng nhanh chống dịch, Linh làm công đoạn lấy mẫu bệnh phẩm - việc được cho là nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi khoảng cách tới người nghi nhiễm chỉ hơn một gang tay. Thao tác lấy dịch mũi, họng cũng dễ khiến người bệnh bị kích thích ho, hắt hơi. Vài ngày nay, Linh đã lấy từ 40-50 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

"Thủ thuật an toàn nhất là đứng chéo với người bệnh. Lấy dịch họng trước, sau đó bệnh nhân đeo khẩu trang che miệng để lấy dịch mũi. Như vậy dù có ho thì nguy cơ cũng giảm", người kỹ thuật viên 5 năm trong nghề chia sẻ.

Linh là em út trong đội nên được ưu ái hơn một chút nhưng từ 6/3, chàng trai này cũng dọn đến ở tại cơ quan để cùng các đồng nghiệp lên đường bất kể giờ nào. "Có những hôm hết việc lúc nửa đêm, các anh em thay nhau vào phòng tắm, úp mỳ tôm ăn, mệt quá mà ngủ say quên trời đất", Linh kể.

Nhà Linh cách cơ quan 2 km, có bố mẹ, em gái và bà nội. Hai hôm nay, trong những cuộc gọi về anh động viên bố mình, một tài xế taxi, tranh thủ thời gian Hà Nội hạn chế các phương tiện công cộng, để nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Hải Linh mệt mỏi sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu bệnh phẩm. Anh ở tại cơ quan để trực từ 6/3, dù nhà cách đây 2 km. Ảnh: Phan Dương.

Kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phan Dương.

Hơn 10 năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy với nhiều vai trò cùng lúc như thư ký hoạt động tiêm chủng và giám sát chuyên môn nên công việc của anh Lưu Danh Nhẫn chỉ chỉ gói gọn trong giờ hành chính. Nhưng hơn hai tháng có dịch, hiếm khi anh được đi ngủ trước nửa đêm, thời gian làm việc lên đến 12, 14 giờ/ngày và không có ngày cuối tuần.

Giai đoạn căng thẳng nhất là từ chiều tối 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Nhẫn và các thành viên đội phản ứng nhanh vẽ bản đồ dịch tễ quanh trường hợp bệnh nhân 17. Anh dẫn đầu một đội đến ngõ 22 Phạm Thận Duật và chung cư Tràng An - nơi tài xế của bệnh nhân số 17 từng đến, khai thác dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, chuyển 3 "F1" đi ra cách ly, đồng thời hướng dẫn cách ly tại nhà cho 56 "F2".

"Lúc tôi đặt lưng xuống giường đã là 4h kém 5. Tâm trạng hôm đó rất buồn vì nghĩ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kiểm soát rất tốt, không thể ngờ dịch lại đến từ chuyến bay đó", anh nhớ lại.

6 ngày sau, dịch về gần hơn nữa khi ghi nhận ca dương tính số 39, sống trên địa bàn Cầu Giấy. Đội của Nhẫn mất 12 tiếng mới điều tra được tổng quát dịch tễ của bệnh nhân này và các F1, F2. Hơn 9h đêm, anh tiếp tục cùng đội phòng chống dịch phun khử trùng 1.200 m2 toà chung cư mini nơi bệnh nhân này thuê trọ. Công việc cuốn anh vào đến mức "không còn thời gian để mà lo lắng nữa".

Ngoài nhiệm vụ chống dịch Nhẫn còn nhận thêm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của người dân, thậm chí thuyết phục người nghi nhiễm đi cách ly. Anh kể, có bệnh nhân F1 38 tuổi ở Mai Dịch khi đã vào bệnh viện vẫn tiếp tục gọi điện "tâm sự" về những lo lắng trong này. Anh lắng nghe, thi thoảng giải thích cho chị hiểu các quy định hay khó khăn của bác sĩ làm nhiệm vụ. Cuối cùng chị nói: "Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện để tôi hiểu hơn trách nhiệm công dân của mình".

Đến hiện tại, Cầu Giấy ghi nhận ca dương tính số 6, trong tổng số 85 ca nhiễm của Hà Nội. Trong những cuộc điện thoại của người dân gọi đến, anh Nhẫn thường nói thêm một câu: Hai tuần tới là thời gian quý báu, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ chống dịch.

Những "người lính" trong đội phản ứng nhanh như Nhẫn, Hồng, Linh... tin Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.

Phan Dương

New York lập bệnh viện dã chiến giữa Công viên Trung tâm

Bệnh viện dã chiến với 68 giường bệnh nằm trong Công viên Trung tâm (Central Park) sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 31/3, được xây dựng nhờ sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Công viên Trung tâm, bệnh viện Mount Sinai và tổ chức nhân đạo Samaritan's Purse, thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết.

Các tình nguyện viên dựng lều bạt cho bệnh viện dã chiến hôm 30/3. Ảnh: AFP.

Các tình nguyện viên dựng lều bạt cho bệnh viện dã chiến hôm 30/3. Ảnh: AFP .

Đây là một phần nỗ lực nhằm giảm tải cho các bệnh viện điều trị Covid-19 tại thành phố New York, trong bối cảnh giới chức y tế địa phương cần tăng gấp ba lần số giường bệnh trước ngày 1/5 để đối phó dịch.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng điều tàu bệnh viện USNS Comfort với sức chứa 1.000 giường bệnh tới thành phố New York. Con tàu không có khả năng điều trị Covid-19, nhưng có thể tiếp nhận những bệnh nhân thông thường để các bệnh viện tập trung chống dịch. USNS Comfort cập cảng New York hôm 30/3 và dự kiến sớm vận hành.

Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 145.000 ca nhiễm nCoV và hơn 2.600 ca tử vong. New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 60.000 ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong, trong đó hơn 36.000 người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhiễm nCoV và 790 người chết tại thành phố cùng tên.

Công viên Trung tâm rộng hơn 340 hecta, nằm trên đảo Manhattan của thành phố New York, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và cũng là công viên đô thị đón nhiều lượt khách nhất tại Mỹ.

Vũ Anh (Theo CNN )

Mourinho chọn đội hình trong mơ

Nhiệm kỳ đầu tiên ở Chelsea được xem là đậm dấu ấn chiến thuật nhất của Jose Mourinho suốt 20 năm làm việc. Khi được tờ Marca cho chọn đội hình hay nhất từng làm việc cùng, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha chọn bảy học trò trong giai đoạn này, gồm Petr Cech, John Terry, Ricardo Carvalho, William Gallas, Claude Makelele, Frank Lampard và Didier Drogba.

Một cầu thủ Chelsea nữa được Mourinho đưa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog vào đội hình trong mơ là Eden Hazard. Ngôi sao người Bỉ là hạt nhân chính giúp "The Blues" vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2014-2015.

Trong hai năm rưỡi dẫn dắt Man Utd, Mourinho từng làm việc với nhiều cầu thủ được đánh giá là đẳng cấp thế giới như Pogba, Ibrahimovic, De Gea. Ảnh: Reuters.

Trong hai năm rưỡi dẫn dắt Man Utd, Mourinho từng làm việc với nhiều cầu thủ được đánh giá là đẳng cấp thế giới như Pogba, Ibrahimovic, De Gea. Ảnh: Reuters.

Chọn tám người Chelsea, nhưng Mourinho không chọn một cầu thủ Man Utd nào từng làm việc cùng. Trong hai năm rưỡi ở Old Trafford, "Người đặc biệt" có dịp huấn luyện nhiều ngôi sao đẳng cấp thế giới như Paul Pogba, David De Gea, nhưng ông không chọn ai.

Zlatan Ibrahimovic, tiền đạo từng chơi cho Mourinho cả trong màu áo Inter Milan lẫn Man Utd, cũng bị ông thầy sinh năm 1963 loại.

Inter là CLB giúp Mourinho lần thứ hai đoạt cú ăn ba cấp CLB, nhưng ông chỉ chọn đội trưởng của Nerazzurri mùa 2009-2020, Javier Zanetti vào đội hình hay nhất.

Cristiano Ronaldo là cầu thủ Man Utd duy nhất được Mourinho chọn, nhưng siêu sao người Bồ Đào Nha làm việc cùng ông thầy đồng hương ở Real Madrid, thay vì Manchester. Một ngôi sao Real khác được HLV Tottenham hiện tại chấm là Mesut Ozil.

Đội hình trong mơ của Mourinho

Petr Cech, Javier Zanetti, John Terry, Ricardo Carvalho, William Gallas; Claude Makelele, Frank Lampard, Mesut Ozil, Eden Hazard; Cristiano Ronaldo, Didier Drogba.

Thắng Nguyễn (theo Marca )